• 0983251086
  • 612 Lạc Long Quân , Tây Hồ , Hà Nội
  • info@histeam.vn
TRẢI NGHIỆM STEAM XÂY DỰNG KHÔNG GIAN HỌC TẬP ĐA DẠNG VÀ THÚ VỊ.

"Học đi đôi với hành" - Từ xa xưa, ông cha ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học hỏi dựa trên trải nghiệm thực tế. Tiếp nối tinh thần ấy, trong bối cảnh thế giới đang thay đổi không ngừng, Giáo dục truyền thống với "đọc sách, chép bài" dần bộc lộ nhiều hạn chế.
Thế hệ trẻ cần được trang bị những kỹ năng mới để tự tin hội nhập và thành công. Và Giáo dục STEAM - chương trình Giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học, chính là chìa khóa mở ra cánh cửa ấy! Không chỉ đơn thuần là truyền tải kiến thức, STEAM tập trung tạo dựng một môi trường học tập năng động, nơi trẻ mầm non được thỏa sức trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh.

1. Giáo dục STEAM là gì?

Giáo dục STEAM, chương trình mới trong Giáo dục hiện đại, đang ngày càng được chú trọng áp dụng trong bậc học mầm non, là sự tích hợp, đan xen một cách tự nhiên và khéo léo các yếu tố về Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematics) vào trong các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
Thay vì tiếp cận kiến thức qua lý thuyết, STEAM tạo ra một sân chơi bổ ích giúp trẻ mầm non khám phá thế giới xung quanh, phát triển tư duy đa chiều và nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi thông qua việc trải nghiệm thực tế từ đó khơi gợi trí tò mò và niềm say mê tìm hiểu, khuyến khích trẻ quan sát, đặt câu hỏi, thử nghiệm và tìm tòi câu trả lời. Có thể thấy Giáo dục STEAM chính là chìa khóa vàng giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần.

2. Giáo dục STEAM khác gì với giáo dục truyền thống?

Giáo dục STEAM đang là xu hướng Giáo dục tiên tiến trên thế giới, được chứng minh là mang lại hiệu quả vượt trội so với chương trình Giáo dục truyền thống, đặc biệt là ở bậc học mầm non. Vậy STEAM khác gì so với Giáo dục truyền thống?

2.1. Tích hợp kiến thức và ứng dụng thực tiễn

STEAM không chỉ đơn thuần là dạy trẻ kiến thức riêng lẻ của 5 lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học, mà còn là sự giao thoa, kết nối các lĩnh vực, giúp trẻ vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo để giải quyết vấn đề thực tiễn.

2.2. Trải nghiệm và khám phá trực tiếp

Với STEAM, trẻ được "học bằng cách làm", tự tay thực hiện các thí nghiệm, dự án, trò chơi... thay vì chỉ nghe giảng và làm bài tập trên sách vở. Từ đó, trẻ sẽ hiểu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn và đặc biệt là phát triển được tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, giao tiếp…

2.3. Khơi gợi niềm đam mê học hỏi tự nhiên

Giáo dục truyền thống thường tập trung vào việc truyền đạt kiến thức một chiều và thụ động. Ngược lại, Giáo dục STEAM khuyến khích trẻ chủ động đặt câu hỏi, tìm tòi, khám phá và tự mình tìm ra lời giải đáp.
Chính sự khác biệt này đã giúp Giáo dục STEAM tạo ra một môi trường học tập hứng thú, kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ, trang bị cho trẻ hành trang vững chắc.

3. Các kỹ năng sẽ được áp dụng trong Giáo dục STEAM

Trong nền giáo dục hiện đại, STEAM (Khoa học, ng nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học) được xem như mô hình học tập tiên tiến, trang bị cho trẻ những kỹ năng thiết yếu để thích ứng và phát triển trong thế kỷ 21. Thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, STEAM giúp trẻ rèn luyện 5 kỹ năng quan trọng:

3.1 Kỹ năng giao tiếp (Communication)

Giao tiếp là nhu cầu và hoạt động cơ bản của con người, giao tiếp giúp trao đổi thông tin, cảm xúc, suy nghĩ thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ. Khi được bồi đắp kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và thấu hiểu, đồng thời có khả năng thể hiện các cảm xúc, suy nghĩ của bản thân một cách hiệu quả và tự tin.

3.2 Tư duy phản biện (Critical Thinking)

Tư duy phản biện hay tư duy phân tích là quá trình ghi nhận, đánh giá thông tin bộ não tiếp nhận được, sau đó phân tích và nhận xét vấn đề đó. Tư duy phản biện tạo cho con trẻ cách nhìn khái quát vấn đề, sự việc nào đó gặp phải và đưa ra khả năng phán đoán, suy xét của mình. Luyện tập tư duy phản biện sẽ tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động của trẻ, sau đó phân tích và nhận xét vấn đề đó.
Chính vì vậy mà trẻ em nước ngoài có thể mạnh dạn lên tiếng trong lớp học, đặt câu hỏi cho thầy cô, và luôn muốn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao”. Rèn luyện khả năng tự tin trình bày ý tưởng, quan điểm cá nhân trước đám đông. Tại trung tâm STEAMZone, các hoạt động trải nghiệm luôn khuyến khích các bé phát biểu, nêu ý kiến và đóng góp ý tưởng, nhờ đó trẻ phát triển tốt hơn tư duy phản biện và phân tích của mình.Trên thực tế, cách thức giáo dục truyền thống tại Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng hay đề cao khái niệm “tư duy phản biện”.

3.3 Tính sáng tạo (Creativity)

Sáng tạo qua trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa thú vị. Ta thường nói rằng mỗi đứa trẻ là một tiểu vũ trụ và nó chứa hàng ngàn những điều bí ẩn, khả năng sáng tạo vô hạn mà người lớn không thể có. Hãy tạo điều kiện và không gian để trẻ là chính mình, tự do thể hiện những suy nghĩ và khả năng của bản thân. Nếu con bạn bộc lộ thiên hướng hoặc năng khiếu liên quan đến các lĩnh vực nghệ thuật, hãy cho con cơ hội để phát triển chúng.
Nhằm tăng tính sáng tạo cho trẻ, trung tâm STEAMZone luôn có nhiều hoạt động để trẻ tự do sáng tạo như: chế tạo robot, làm các mô hình xe đạp – xe ô tô – trực thăng,…

3.4 Kỹ năng hợp tác trong trải nghiệm làm việc nhóm (Collaboration)

Trong môi trường hội nhập, thế giới ngày càng phẳng, chúng ta sẽ không chỉ làm việc một mình mà còn hợp tác với nhiều đội nhóm khác, đặc biệt là cả với những đội nhóm từ nhiều quốc gia khác nhau. Muốn hội nhập thì bắt buộc trẻ phải có “Kỹ năng hợp tác”. Đây cũng là kỹ năng quan trọng khi bạn tham gia vào thị trường lao động và là điều không thể thiếu để hòa nhập với mọi môi trường tổ chức – doanh nghiệp, giúp hoàn thành công việc hiệu quả.
Ngay từ nhỏ, trẻ cần được trang bị kỹ năng này bằng việc học cách làm việc nhóm, hợp tác với thầy cô giáo và bạn bè trên lớp, với ông bà, cha mẹ, anh chị em ở nhà để cùng hoàn thành được mục tiêu dù ở bất cứ công việc gì.

3.5 Tư Duy Tính Toán (Computational Thinking)

Tư duy tính toán là khả năng suy nghĩ logic, phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề theo quy trình khoa học. Đây là kỹ năng cốt lõi giúp trẻ học cách lập trình, nhận diện các bước cần thực hiện để đạt mục tiêu và thử nghiệm các giải pháp sáng tạo. Trong giáo dục STEAM, trẻ được làm quen với hoạt động lập trình cơ bản, thiết kế thuật toán, hoặc tạo mô hình 3D, giúp các em phát triển tư duy hệ thống và khả năng xử lý thông tin.
Giáo dục STEAM không chỉ mở ra cánh cửa tri thức mà còn tạo nên một môi trường học tập năng động, nơi trẻ được khơi dậy niềm đam mê khám phá và phát triển toàn diện. Với sự kết hợp hài hòa giữa Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học, STEAM giúp trẻ rèn luyện 5 kỹ năng quan trọng—Giao tiếp, Tư duy phản biện, Sáng tạo, Hợp tácTư duy tính toán—từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế và khám phá sáng tạo, trẻ không chỉ học cách ứng dụng kiến thức mà còn biết cách giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp hiệu quả. Đặc biệt, STEAM tạo điều kiện để trẻ phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng mềm—những yếu tố quan trọng trong kỷ nguyên công nghệ và hội nhập.
Giáo dục STEAM chính là chìa khóa để trẻ sẵn sàng bước vào thế giới hiện đại, tự tin đối mặt với thách thức và nắm bắt cơ hội. Hãy đầu tư vào một phương pháp giáo dục tiên tiến, nơi trẻ không chỉ học mà còn được trải nghiệm, khám phá và sáng tạo!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON - HI STEAM
Địa chỉ: 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: +84 983 251 08
Email: info@histeam.vn
0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận